Viêm loét đại tràng – trực tràng chảy máu là một loại chứng bệnh mà tổn thương cơ bản là loét và chảy máu tập trung chủ yếu ở vùng trực tràng, nguyên nhân gây bệnh không rõ, bệnh thường gặp ở các nưóc phát triển, ở mọi lứa tuổi, khởi phát thường dưới 40 tuổi.
Y học hiện đại còn gặp nhiều khó khăn, chưa có thuốc điểu trị đặc hiệu, trong khi đó y học cổ truyền có nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị chứng bệnh này.
Triệu chứng
Triệu chứng cơ năng
Đau bụng: Đau quặn bụng hoặc đau âm ỉ nhiều lúc trội thành cơn đau mót rặn, đau tập trung ô vùng đại tràng, xích ma, sôi bụng.
Đại tiện lỏng: có thể đi ngày vài lần, khi bệnh phát nặng có thể vài chục lần/ngày, phân có máu bầm và mủ.
Triệu chứng thực thể
Bụng chướng hơi, ấn đau dọc khung đại tràng, nhưng vùng đại tràng xích ma ấn tức hơn.
Thăm hậu môn trực tràng bằng tay: Hơi đau, có máu bám ra theo tay.
Triệu chứng toàn thân
Sốt, thường kèm theo tăng bạch cầu trung tính, máu lắng tăng.
Gầy, sút cân, mất nước, mất điện giải (thể ỉa lỏng nặng)
Thiếu máu nhược sắc.
Diền biến và biến chứng
Diễn biến
Diễn biến kéo dài với những đợt cắp tính có chu kỳ, có liên quan với thời tiết, chấn thương tình cảm (stress) hoặc sau một bệnh nhiễm khuẩn.
Diễn biến cẩp tính: với các triệu chứng rầm rộ, sót cao liên tục, nhiều biến chứng.
Biến chứng:
Giãn đại tràng cấp tính: Thường giãn đại tràng ngang, hậu phát sau một biến chứng thủng bít, biểu hiện bởi:
- Đau bụng dữ dội
- Toàn thân rất nặng, có thể hôn mê
- Bụng trướng lan tỏa hoặc khu trú, có phản ứng thành bụng.
- Chụp ổ bụng không chuẩn có thể có nhiều hơi, tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao (chiếm 30%).
Thủng đại tràng: Thể trạng nặng, thường thủng ở đoạn đại tràng ngang và đại tràng xích ma. Chẩn đoán đôi khi rất khó, chĩ có biểu hiện bởi bụng chướng hơi, không có phản ứng thành bụng. Kèm theo suy sụp đột ngột của cơ thể, cơ thể không có liềm hơi (vi thủng bít).
Chảy máu nặng: Được điểu trị bằng nội khoa ít khi phải phẫu thuật.
Ung thư hóa: Tăng dần theo thời gian mẳc bệnh: 3 – 5% (trên 10 năm); 41,8% (trên 25 năm); 56% (trên 35 năm).
Các biến chứng khác: hẹp đại tràng, nứt hậu môn, rò hậu môn.
Theo y học cổ truyền
Viêm loét đại tràng, trực tràng chảy máu thuộc bệnh danh “ly tật”.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là bên ngoài do cảm nhiễm, lục dâm, bên trong tổn thương do bảy trạng thái tình cảm, hoặc do ăn uổng các thức ăn sổng lạnh làm tổn thương tỳ, vị, vận hóa mất điểu hòa hoặc thắp nhiệt gây tổn thương các huyết lạc của đại tràng.
Xem thêm: Lá dung chữa bệnh đau dạ dày
Viêm loét dại tràng trực tràng chảy máu có nhiều thể
Thể can tỳ bất hòa
Triệu chứng: Đau bụng quặn, đi lỏng, đau là muốn đi ngoài, đi xong giảm đau kèm theo ngực sườn đầy tức, miệng đẳng, hay cáu gắt, rêu lười trắng mỏng, mạch huyền tế.
Bài thuốc:
Đạch truật 12g
Phòng phong 1Og
Tô ngạnh 1Og
Trần bì 5g
Mộc hương 1Og
Thần khúc 1Og
Phục linh 12g
Sài hồ 1Og
Thể thắp nhiệt ung trở
Triệu chứng: Bệnh phát cấp nặng, sốt, đau bụng cự án, bụng chướng, phân lẫn máu mủ, mót rặn mà không đi ngoài được, miệng đắng mà dính, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch họat sác.
Bài thuốc:
Bạch đầu ông 15g
Hoàng bá 1Og
Hoàng liên 5g
Mộc hương 1Og
Trần bì 1Og
Thể vị tỳ hư
Triệu chứng: Đại tiện phân lỏng nát, phân có lẫn thức ăn chưa tiêu, ăn uống kém, bụng đau ngâm ngẩm, người mệt mỏi, yếu sức lưỡi bệu, rêu trắng, sắc mặt vàng yếu, mạch nhu hoãn.
Bài thuốc:
Đẳng sâm 20g
Phục linh 12g
Bạch truật 20g
Hoài sơn 20g
Biển đậu 1Og
Ý dĩ 1Og
Trần bì 5g
Sa nhân 3g (cho sau)
Thể tỳ thận đểu hư
Triệu chứng: sợ lạnh, sắc mặt trắng bệch, lưng gối đau mỏi, bụng sôi đi lỏng, chân lạnh tiểu tiện trong dài, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm tế vô lực.
Bài thuốc:
Bổ cốt chỉ 10g
Ngô thù du 10g
Nhục đậu khấu 1Og
Bạchtruật 12g
Phụ tử chế 6g
Ngũ vị tử 10g
Can khương 6g
Trên đây là một vài kiến thức về bệnh viêm loét đại tràng – trực tràng chảy máu và một vài bài thuốc có hiệu quả tốt trong việc điều trị và giúp tình trạng bệnh cải thiện tốt mà dân gian lưu truyền nhiều đời nay