Cau
Đặc điểm, tác dụng:
Cây cau (Tân lang) cao khoảng 10 – 20cm, mọc thẳng đứng, có hình trụ, không phân nhánh, mang lá ở ngọn cây, khi lá rụng để lại trên thân sẹo tròn quanh thân, giống như đốt. Lá có bẹ dày, phiến lá to có sẻ lông chim, nhiều lá chét. Hoa mọc thành cụm lớn có nhiều nhánh, hoa đực ở trên có mùi thơm, hoa cái ở dưới. Quả hạch hình trứng, chứa một hạt, khi già có màu nâu nhạt.
Hạt cau có vị cay, đắng chát, tính ấm, có tác dụng diệt trùng, lợi tiểu, thông đại tiện, chữa đau bụng do giun đũa. vỏ cau vị cay, hơi ấm, có tác dụng hạ khí, chữa đầy bụng tiêu thũng. Rễ cau cũng dùng làm thuốc chữa bệnh.
Ứng dụng chữa bệnh
Chữa mụn nhọt mới mọc: Hạt eau 10g, hạt cau phơi khô, tán nhỏ, hòa tan với nhựa cây Đại, bôi vào nơi đau, mụn nhọt sẽ tan đi không phát triển nữa. (Chỉ dùng cho mụn nhọt chưa có mủ)
Chữa trẻ em bị chốc đầu: Hạt cau tươi 10g, dầu vừng 20g. Hạt cau tươi giã nhỏ, cho vào dầu vừng quấy đều. Dùng nước chè tươi đặc rửa kỹ chỗ bị chốc, sau thấm khô và bôi thuốc trên vào chổ đau, ngày làm 2 lần, cần làm 3 ngày.
Trục giun đũa: Dùng 21 hạt cau sao tán nhỏ, nhịn ăn, chia uống làm 2-3 lần trong 1 ngày với nước sẳc vỏ quả cau làm thang.
Chữa phù thùng: vỏ quả cau, vồ rề dâu, vỏ chân chim, vỏ củ khdi (Địa cốt bì), vỏ gùng sống, tất cả đều 8g. Đổ 180ml nước lấy 60ml, sắc uống ngày 1 thang.
Chữa tích trệ không tiêu: Hạt cau 12g, Chỉ xác, Hậu phác, Nam mộc hương, tất cả các vị đều 9g. Đổ 180ml nước, lấy 60ml sắc uống ngày 1 thang.
Chữa dương nuy (liệt dương): Rễ cau 12g, sắc uống ngày 1 thang.
Chữa kiết lỵ, đi ngoài phân có máu mũi:
Hạt cau 12g, Rau sam 20g,
Cỏ sữa nhỏ lá 20g, Cam thảo dây 10g.
Đổ 180ml nước, lấy 60ml, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.
Chữa sán dây, giun móc, giun đũa, tiêu trùng: Can lát 60 – lOOg, hạt bí đỏ lOOg, nấu nước lên uống khi bụng còn đang đói. Sau khi uống khoảng một tiếng đổng hổ thì uống 20 – 30g suyn phatmagiê.
Chữa đau tim, đau tụy: Cao lương, cau mỗi thứ lượng bằng nhau, sấy rồi nghiền thành bột, uống với nước cơm, mỗi lần 6 -9g.
Chữa ăn không tiêu, đau bụng, chán ăn: Cau, hạt củ cải rang mổi thứ lOg, vỏ quýt một miếng, một lượng đường trắng vừa phầỉ. Trước tiên đem hạt cau già nát, bô chung vào sắc, bỏ bã, cho thêm đường trắng, uống thay chè.
Chữa đại tiểu tiện không thông: Hạt cau 6 – 9g sắc uống.
Chữa trong miệng sinh ra những mụn trắng: Lấy 2 quả cau, đốt cháy, nghiền mịn, bôi lên nốt mụn.
Xem thêm: Chuối có tác dụng chữa bệnh dạ dày như thế nào
Chè
Đặc điểm, tác dụng
Cây chè thân gổ, không to, nhiều cành, mọc rắt khỏe, chịu được hạn, cây cao 3 – 5 m. Lá hình trái xoan, nhọn ở phần gốc, ngọn lá hơi tù, có mũi ở phần chót, lá dày, bóng, mép có khía răng cưa rất đểu, mọc so le. Hoa to trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có mùi thơm, nhiều nhị, đầu nhị vàng. Quả nang khi già vỏ quả tác thành 3 phần. Hạt gần tròn vỏ cứng phía trong có nhân nạc.
Cây chè có mọc hoang và được trồng ở nhiểu vùng của nước ta, thu hái lá làm chè xanh hoặc chè khô đun nước uống, hay chế chè đen xuất khẩu.
Cây chè có vị đắng chat hơi ngọt, tính mát, có tác dụng đến gan thận, thường dùng thanh nhiệt, giải khát tiêu thực, lợi tiểu, giúp cho cơ thể thư thái sang khoái, da thít mát,mịn màng, chữa nóng mặt, hạn chế khả năng phát triển mụn nhọt. Cam ỉa chảy, kiết lị, nấu nước rửa sạch vết thương, giúp phòng một số bệnh hiếm nguy.
Ứng dụng chữa bệnh
Thuốc chữa bệnh ia chảy
Bài 1:
Búp chè 50g
Búp ổi 50g
Cả hai sao vàng đun lấy 150ml nước đặc chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn, cần uống len 3-5 ngày.
Bài 2:
Búp chè 50g
Vỏ quả lựu 30g
Vỏ oi độp 10g
Đun nước uống như bài trên.
Thuốc chữa bệnh kiết lị
Bài 1:
Chè khô 20g
Lá mơ lông khô 1Og
Cỏ sữa khô 5g
Sắc uống như bài trên.
Bài 2:
Nụ chè khô 15g
Búp sắn thuyền lOg
Cỏ sữa khô 5g
Lá mơ khô 5g
Sắc uống như bài trên.